Hướng dẫn sử dụng Zoom học trực tuyến hiệu quả trên PC – Laptop mùa “Em Cô Vi”

Mình định viết về hướng dẫn sử dụng Zoom nhưng xem qua trên mạng có nhiều rồi nên copy về chỉnh sửa để chia sẻ cho anh em, bạn bè. Mấy tuần nay chỉ ăn với đi cài và hướng dẫn dùng Zoom cho anh em, đồng nghiệp. Làm Note này chia sẻ cho nhanh 😀

  • Đầu tiên phải nhắc trước khi dùng: Hiện nay có một số thông tin trên mạng về việc Zoom Meeting bị dính lỗ hổng bảo mật dẫn đến nhiều lớp học trực tuyến bị kẻ xấu phá hoại. Tại New York, Mỹ thì sở GD-ĐT đã ra kiến nghị các trường học hoặc trung tâm đào tạo không sử dụng Zoom Meeting. Và nhiều om sòm về việc gửi dữ liệu về cho Facebook, Trung Quốc…
  • Quan điểm cá nhân mình về việc dùng Zoom để dạy học ở thời điểm hiện tại là cần thiết vì chưa có phần mềm miễn phí nào ở thời điểm hiện tại nhiều chức năng như Zoom. Vui vẻ mà nói thì việc dậy học là truyền kiến thức thì càng “nhiều người” biết càng tốt…hehe… Còn dùng để họi họp, bàn công việc thì mình không có ý kiến gì, tùy quyết định của chính bạn :D.

1. Zoom là gì ?

Zoom.us là một giải pháp để học trực tuyến cũng như tổ chức các cuộc họp, hội nghị trên hầu hết các nền tảng máy tính và di động. Với chất lượng truyền tải âm thanh và hình ảnh cực tốt cùng những tiện ích và sự miễn phí mà Zoom mang lại thì đây thực sự là một ứng dụng hỗ trợ việc giảng dạy trực tuyến đáng dùng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng Zoom.us trên máy tính trong bài viết sau đây.

2. Tải phần mềm, Đăng ký và Đăng nhập.

  • Bước 1.

Chúng ta tải phần mềm học trực tuyến Zoom theo link dưới đây rồi tiến hành cài đặt.

Tải phần mềm Zoom cho PC

  • Bước 2.

Tiếp đến chúng ta cần đăng ký tài khoản để sử dụng, nhấn vào Sign in trong giao diện hiển thị.

Sau đó người dùng được lựa chọn những phương thức tạo tài khoản Zoom, qua email, qua SSO, Google hoặc qua Facebook. Chúng ta nên chọn đăng ký qua Google để liên kết với tài khoản Google đang dùng và tạo ngay được tài khoản Zoom.

  • Bước 3.

Khi đã có tài khoản bạn được chuyển vào giao diện chính của phần mềm. Tại thanh ngang trên cùng sẽ có 4 nhóm quản lý chính gồm:

  • Home: Nhấn để quay lại màn hình Trang chủ .
  • Chat: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Trò chuyện .
  • Meetings: Hiện cửa sổ, nhóm chức năng Họp.
  • Contacts: Quản lý các địa chỉ liên lạc.

Bên dưới là 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học khác.

  • New Meeting: Tạo phòng họp, phòng học mới.
  • Join: Truy cập vào phòng học, phòng họp khác.
  • Schedule: Lên lịch, quản lý thời gian các buổi học.
  • Share Screen : Chia sẻ màn hình máy tính của mình cho người khác.

3. Tạo một phòng học/phòng họp Zoom

Zoom chia ra làm hai phần chính: Một dành cho người lập phòng và một dành cho các thành viên muốn tham gia. Đầu tiên chúng ta sẽ tiến hành tạo phòng.

  • Bước 1.

Nhấn chọn hình mũi tên nhỏ ở bên cạnh nút New Meeting để thiết lập cho phòng học một số thông số. Tích hoặc bỏ tích vào dòng Start with video để mở hoặc đóng chức năng video cho buổi học. Lưu ý nếu muốn học video, bạn cần có Webcam để thu hình ảnh.

  • Bước 2.

Tiếp theo, các bạn cần copy số phòng bằng cách chọn nút Copy ID như hình dưới để gửi cho những học sinh tham gia. Nếu không có số phòng, học sinh không thể vào được. Hoặc bạn cũng có thể lấy liên kết để mời trực tiếp bằng nút Copy Invitation (Gửi link mời tham gia phòng, học sinh chỉ cần nhấn vào link để vào phòng học, không cần nhập mã phòng)

  • Bước 3.

Sau khi đã thiết lập xong, bạn nhấn vào nút New Meeting để tiến hành mở phòng học. Những học sinh có mã phòng sẽ có thể tham gia phòng học. Nếu phòng học của bạn có mật khẩu (Password) thì nhớ là phải gửi kèm thông tin mật khẩu này cho người cần mời vào phòng.

4. Tham gia một phòng học Zoom.

  • Bước 1.

Ở cửa sổ chính của Zoom, nhấn nút Join.

  • Bước 2.

Ở ô Enter meeting ID các bạn điền vào ID của phòng học được cung cấp. Ô Enter your name hãy điền tên của bạn. Nếu không muốn kết nối âm thanh hãy tích vào dòng Do not connect to audio. Nếu không muốn truyền video, tích vào ô Turn off my video. Sau khi thiết lập xong, nhấn vào nút Join để bắt đầu tham gia phòng học.

5. Hướng dẫn các chức năng cơ bản của phòng học.

  • (1) Bật/tắt Micro nói chuyện của bạn.
  • (2) Bật tắt video của bạn.
  • (3) Bật/tắt truyền âm thanh của PC trong khi học.
  • (4) Quản lý những học sinh tham gia phòng học.
  • (5) Chia sẻ một cửa sổ cụ thể trong màn hình của bạn.
  • (6) Bật cửa sổ chat bên tay phải.
  • (7) Nhấn vào nút này để tiến hành thu âm buổi học.
  • (8) Kết thúc buổi học.

Cách bật/tắt mic của các thành viên trong Zoom.

Khi tham gia học tập trực tuyến, sẽ rất ồn ào nếu như các em học sinh cùng nhau mở mic một lúc, và vô cùng ảnh hưởng đến các em khác cũng như chất lượng giảng dạy. Vì vậy, các giáo viên nên tắt mic của các em, và chỉ bật mic cho những em cần nói hoặc phát biểu.

Cách tắt mic trên Zoom như sau:

  • Bước 1. Nhấn vào nút Manage Participants (nút số 4 bên trên).
  • Bước 2. Nhìn sang thanh tùy chọn bên phải, di chuột vào tên của học sinh sẽ hiện ra nút Mute. Nhấn vào nút này để tắt mic của học sinh đó. Nếu muốn mở lại các bạn chỉ cần nhấn lại nút đó lần nữa (Unmute)


Bước 3. Nếu phòng học có nhiều người, bạn có thể kích vào nút Mute All (phía dưới danh sách thành viên) để tắt mic toàn bộ những thành viên tham gia, hoặc nhấn Unmute All để mở lại toàn bộ mic đã tắt.

Chia sẻ màn hình Zoom trên Windows, Mac.

  • Bước 1: Nhấp vào nút Share Screen nằm trong phần điều khiển.

Chia sẻ màn hình trên Zoom

  • Bước 2: Chọn màn hình bạn muốn chia sẻ: Người dùng có thể chọn một cửa sổ màn hình đang mở, desktop, Whiteboard hoặc iPhone/iPad.

Chọn màn hình chia sẻ trên Zoom

  • Bước 3: (Tùy chọn) Kích hoạt các tính năng:
    • Share Computer Sound: Nếu bạn chọn tùy chọn này, mọi âm thanh phát ra từ máy tính sẽ được chia sẻ trong cuộc họp trực tuyến.
    • Optimize for full screen video clip: Nếu bạn chọn tùy chọn này, bạn chia sẻ một video clip ở chế độ toàn màn hình. Tuy nhiên, nó có thể làm cho màn hình chia sẻ bị mờ.
    • Bấm Share.
  • Bước 4: Zoom sẽ tự động chuyển sang toàn màn hình để tối ưu hóa chế độ xem màn hình được chia sẻ. Để thoát toàn màn hình, click vào Exit Full Screen ở góc trên bên phải hoặc ấn phím Esc.

Lưu ý: Để tắt tính năng tự động mở toàn màn hình khi bật tính năng chia sẻ, hãy tắt tùy chọn này trong phần cài đặt máy khách: Enter full screen automatically when a participant shares screen.

Khi bạn bắt đầu chia sẻ menu màn hình, các điều khiển sẽ được chuyển sang một menu mà bạn có thể kéo để di chuyển nó tới bất vị trí nào trên màn hình.

Các thiết lập chia sẻ màn hình Zoom

  • Các nút điều khiển trong Zoom
    • Mute/Unmute: Tắt tiếng hoặc bật tiếng micro của bạn.
    • Start/Stop Video: Bắt đầu hoặc ngừng video trong cuộc họp.
    • Participants/Manage Participants: Xem hoặc quản lý người tham gia (nếu bạn là host).
    • New Share: Bắt đầu một chia sẻ màn hình mới. Bạn sẽ được nhắc lại chọn loại màn hình nào mình muốn chia sẻ.
    • Pause Share: Tạm dừng chia sẻ màn hình hiện tại của bạn.
    • Annotate / Whiteboard: Hiển thị bảng trắng với các công cụ chú thích để vẽ, thêm văn bản…
    • More: Bạn hãy ấn chuột vào đây để xem thêm các tùy chọn khác.

Vậy là chỉ với một vài thao tác đơn giản, các thầy cô cũng như học sinh đã có thể tham gia giảng dạy và học tập ngay tại nhà mà không cần đến lớp. Phương pháp học tập trực tuyến qua Zoom hiện nay đang rất được ưa chuộng vì sự tiện lợi, đơn giản và chất lượng của nó.

Chúc các bạn thành công !

Vinh Nguyễn

Vinh Nguyễn

Mình thì không học về chuyên môn IT, chính vì vậy mình hiểu thế nào thì viết thế, và viết cũng toát hết được. Bạn nào có đọc các bài viết cần hỏi thêm hoặc đóng góp gì thêm thì có thể để lại comment ở dưới hoặc qua phần liên hệ.

Subscribe
Notify of
0 Bình luận
Inline Feedbacks
Xem toàn bộ bình luận

Có thể bạn quan tâm...

0
Viết bình luận...x